image banner
TIN MỚI
Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn phổ tự kỷ
Rối loạn phổ tự kỷ là tình trạng bệnh lý làm suy yếu hành vi, khả năng giao tiếp và tương tác với người khác. Những hạn chế về kĩ năng xã hội của trẻ rối loạn phổ tự kỉ có liên quan đến sự chậm trễ và khiếm khuyết trong sự phát triển ngôn ngữ…

Nguyên nhân và cách điều trị rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ là tình trạng bệnh lý làm suy yếu hành vi, khả năng giao tiếp và tương tác với người khác. Những hạn chế về kĩ năng xã hội của trẻ rối loạn phổ tự kỉ có liên quan đến sự chậm trễ và khiếm khuyết trong sự phát triển ngôn ngữ…

Hiện nay, trẻ phổ tự kỷ đang có chiều hướng gia tăng là nỗi lo lắng tuột độ của mỗi gia đình và toàn xã hội. Vậy đối với các nhà trường, các giáo viên cần trang bị những gì để phát hiện trẻ bị phổ tự kỷ để cùng gia đình sớm nhận biêt và sàng lọc và điều trị kịp thời?

Chính vì nỗi lo chung của toàn xã hội, ngày 27/6/2022, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp cùng với Trường Đại học Y dược Cần Thơ tổ chức tập huấn các kĩ năng nhận dạng và cách điều trị bệnh phổ tự kỷ trong các trường mầm non cho trẻ từ 1 - 6 tuổi.

Tham dự buổi tập huấn có bà Nguyễn Ngọc Khoa, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với các sinh viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ tổ chức tập huấn, trang bị các kỹ năng cho cán bộ quản lý, nhân viên Y tế trường học của 10 Trường Mầm non - Mẫu giáo trong huyện. Phát biểu chỉ đạo khai mạc buổi tập huấn, bà Nguyễn Ngọc Khoa nhắc nhở khi tham gia tập huấn cần có sự tập trung nghiêm túc để sau khi về đơn vị, các nhà trường biết cách nhận biết và xử lý các trường hợp mắc bệnh phổ tự kỷ kịp thời trước tình hình số lượng trẻ mắc tự kỷ được phát hiện ngày càng tăng. Buổi tập huấn đã tập trung vào các nội dung:

1. Rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Là một rối loạn bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Ngoài các biểu hiện nêu trên, trẻ tự kỷ còn có thể có những biểu hiện lâm sàng khác như co giật, động kinh, rối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, tăng động giảm chú ý, có vấn đề về hệ tiêu hóa, thường xuyên lo lắng, bồn chồn…Theo ghi nhận thì tỉ lệ mắc chứng tự kỷ ở nam và nữ là khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em trai có tỉ lệ mắc cao hơn trẻ em gái, (khoảng 4 lần).

2. Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ

Có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố gen, môi trường hoặc là kết hợp giữa gen - môi trường là nguyên nhân gây tự kỷ. Mặc dù cũng có báo cáo chỉ ra rằng các điều kiện kinh tế - xã hội cũng có liên quan tới tỉ lệ mắc tự kỷ.

3. Phát hiện và điều trị

Không có điều trị tốt nhất nào dành cho mọi trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Trước khi quyết định điều trị theo cách nào, hãy tìm kiếm tất cả các cách khả dĩ. Tìm hiểu thông tin càng nhiều càng tốt, và khi ra quyết định cũng cần dựa trên những nhu cầu của trẻ nữa. Trường học cũng có thể cung cấp những thông tin và dịch vụ có ích để hỗ trợ trẻ.

Tuy nhiên, trong trường học, cô giáo là người hằng ngày tiếp cận với trẻ, dễ phát hiện nhất về các triệu trứng trẻ bị phổ tự kỷ như:

* Rối loạn về giao tiếp và ngôn ngữ

- Những sự mất mát về khả năng phát triển ngôn ngữ và khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là các tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán trẻ bị tự kỷ. Trẻ tự kỷ thường không chỉ đơn giản là chần chừ trong việc nói và những sự bất thường trong lời nói thường do sự thiếu động lực. Phát triển ngôn ngữ lệch lạc, cũng như sự chậm trễ trong việc phát triển  ngôn ngữ là đặc trưng của trẻ tự kỷ. Đối lập với trẻ bình thường và trẻ bị chậm phát triển tâm thần, trẻ tự kỷ có những khó khăn tương đối trong việc tạo nên các câu có nghĩa mặc dù vốn từ của chúng có thể là rất lớn. Khi trẻ tự kỷ học để truyện trò trôi chảy, những cuộc hội thoại của chúng truyền đạt những thông tin mà không cần biết người khác sẽ đáp ứng như thế nào. Ở trẻ tự kỷ và trẻ không tự kỷ nhưng bị rối loạn ngôn ngữ, các kỹ năng giao tiếp không lời có thể bị tổn thương khi mà có những khó khăn tương đối trong việc diễn đạt ngôn ngữ.

- Ở những năm đầu tiên, trẻ tự kỷ thường chỉ bập bẹ rất ít hoặc là khác thường. Một số trẻ phát ra tiếng động như tiếng gõ, âm thanh, tiếng cười và các am tiết vô nghĩa mà không có ý định giao tiếp, Không giống như trẻ bình thường khi mà chúng có các kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ tốt hơn là diễn đạt, trẻ tự kỷ có thể nói nhiều hơn những gì chúng hiểu. Các từ và thậm chí cả các câu có thể tự thêm vào hoặc mất đi từ phần từ vựng của đứa trẻ. Đó sẽ không phải là không điển hình khi một đứa trẻ sử dụng một từ một lần, sau đó dùng tiếp lại ở thời gian sau. Trẻ rối loạn tự kỷ có các cuộc hội thoại mà có thể nhại lại người khác, hoặc những cụm từ ngoài ngữ cảnh. Những mô hình ngôn ngữ này thường đi kèm với sự đảo ngược cách đánh vần. Đứa trẻ tự kỷ có thể nói “Bạn muốn cái đồ chơi này” khi mà nó muốn cái đồ chơi đó. Rất nhiều trẻ rối loạn tự kỷ có chất lượng giọng và âm điệu rất lạ. Khoảng 50% trẻ tự kỷ không bao giờ phát triển được ngôn ngữ nói. Một số những trẻ xuất sắc nhất thể hiện một mối quan tâm đặc biệt với các chữ cái và chữ số. Trẻ rối loạn tự kỷ có thể giỏi đặc biệt trong một số các việc hoặc thể hiện khả năng đặc biệt…

Sau buổi tập huấn, các nhà trường đã phần nào là các cộng tác viên tư vấn đến phụ huynh các trường hợp trẻ tự kỉ để sớm đưa ra cách trị liệu phù hợp, kịp thời nhất là các yếu tố môi trường gần nhất. Trong tương lai, các nhà trường, gia đình và xã hội sẽ đẩy lùi, làm giảm thiểu bệnh tự kỷ…


anh tin bai
 

 

 

Tác giả: Bài: Văn Ngọc
Bản quyền © 2019 -  thuộc về Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau
Địa chỉ: Khóm I, Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Tỉnh Cà Mau
Điện thoại: 02903.877.143 - Fax:0290.3878.143
Email: pgdnamcan@camau.edu.vn