16/05/2021
SỰ THIẾT THỰC VÀ CẦN THIẾT ĐỂ ĐỔI MỚI, CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ
Thông qua phong trào viết sáng kiến đã thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng trong công tác giảng dạy, quản lý, mang đến những đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học, giúp giáo viên vượt qua tâm lý sức ỳ trong việc giảng dạy.
SỰ THIẾT THỰC VÀ CẦN THIẾT
ĐỂ ĐỔI MỚI, CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ
Thông qua phong trào viết sáng kiến đã thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng trong công tác giảng dạy, quản lý, mang đến những đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học, giúp giáo viên vượt qua tâm lý sức ỳ trong việc giảng dạy.
Để nâng cao chất lượng dạy và học trong Ngành Giáo dục huyện nhà, năm học 2020-2021 có 261 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tích cực tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy để có thể cải tiến phương pháp dạy học cũng như cơ hội tham khảo và trao đổi những sáng kiến kinh nghiệm hữu ích với các đồng nghiệp.
Thực hiện Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 05/5/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Năm Căn về việc thành lập Hội đồng xét, công nhân sáng kiến cấp cơ sở năm học 2020-2021, gồm có 30 thành viên.
Công tác chuẩn bị đã hoàn tất, ngày 12/5/2021. Hội đồng xét, công nhận sáng kiến tiến hành tổ chức phiên họp đầu tiên do ông Võ Văn Hành, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được phân công làm Chủ tịch Hội đồng, tại buổi họp ông đã chủ trì, chỉ đạo, điều hành cuộc họp.
Tại đây, ông Phan Thanh Việt, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo - Phó Chủ tịch Hội đồng xét, công nhận sáng kiến đã triển khai các văn bản có liên quan và tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Tại đây có nhiều ý kiến của các thành viên đặt ra về điểm chấm của mỗi tiêu chí và cách trình bày...
Ông Võ Văn hành đã kết luận và chỉ đạo các thành viên phải căn cứ vào các văn bản hiện hành để đánh giá chấm điểm sáng kiến nghiêm túc, công bằng và khách quan nhằm phát huy phong trào viết sáng kiến trong ngành giáo dục. Tạo động lực cho mỗi cán bộ quản lý, giáo viên phát huy phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, Nhằm bồi dưỡng và trao đổi những kiến thức, kỹ năng mà người làm công tác dạy học đã tích luỹ được trong công tác giảng dạy và giáo dục. Qua những việc làm đổi mới cụ thể, để cùng nhau khắc phục được những khó khăn cần được giải quyết bằng những biện pháp linh hoạt. Từ đó, công tác dạy và học của người giáo viên ngày một nâng cao, hiệu quả hơn. Giúp giáo viên hiểu rõ và áp dụng được những đổi mới của phương pháp dạy học trong từng phần, từng môn mà mình phụ trách. Từ đó, mỗi giáo viên biết cách khắc phục những điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất trong nhà trường để tự hoàn chỉnh phương pháp dạy học cho riêng mình. Biết cách phát huy tính sáng tạo, nhạy bén và thông minh của học sinh với các phương pháp dạy học tích cực và kỹ thuật dạy học phù hợp với môn, bộ môn mình phụ trách từ đó có những đánh giá đúng và chính xác về khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng của học sinh trong từng bài học. Tự mình biết cách khắc phục các hạn chế của phương pháp giảng dạy truyền thống và tạo ra một chất lượng mới cho giáo dục - đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới. Từ đó, mỗi giáo viên vận dụng được các phương pháp giáo dục tiên tiến, phát huy được tính chủ động của học sinh trong việc tự học, tự nghiên cứu để có thể phát triển và hoàn thiện những kỹ năng nổi trội của bản thân.
Bài: Văn Ngọc
Tác giả: Văn Ngọc